Trang chủ Tin tức Tin tức từ trường

Kế hoạch phát triểm trường mẫu giáo Số 3 đến năm 2020

10/12/2019

UBND QUẬN BA ĐÌNH

TRƯỜNG MẪU GIÁO SỐ 3

 

Số:    68 /KH-MGS3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Ba Đình, ngày 18  tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

Phát triển Trường Mẫu giáo Số 3 đến năm 2020

 

Căn cứ kế hoạch 143/KH-UBND ngày 19/06/2017 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phát triển giáo dục mầm non Thành phố Hà Nội đến năm 2020;

Căn cứ kế hoạch 214/KH-UBND ngày 27/10/2017 của UBND Quận Ba Đình về việc phát triển giáo dục mầm non quận Ba Đình đến năm 2020;

Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT,   Phòng GD&ĐT, kế hoạch năm học và tình hình thực tế của nhà trường, chỉ tiêu của nhà trường phấn đấu đến năm 2020.

Trường Mẫu giáo Số 3 xây dựng Kế hoạch phát triển nhà trường đến năm 2020 như sau:

 

PHẦN I. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ TRƯỜNG

 

1. Đặc điểm tình hình

 

Tên trường:  Mẫu giáo số 3 – quận Ba Đình - Hà Nội.

Địa điểm: số 2 phố Phan Huy Ích – phường Nguyễn Trung Trực – quận Ba Đình – Hà Nội.

Loại hình: Công Lập

Năm thành lập:  1978.

Mô hình trường được xây dựng với  09 lớp (03 MG lớn, 3 lớp MG nhỡ, 03 MG bé).

* Thuận lợi:

- Là trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia.

- Đội ngũ CB-GV-NV được đào tạo và rèn luyện trong một môi trường làm việc nghiêm túc, nề nếp.

- Số lượng CBQL, GV, NV đầy đủ theo quy định, cường độ làm việc của đội ngũ được cải thiện.

- Diện tích của trường không lớn nên dễ bao quát và quản lý.

- Trang thiết bị phục vụ chăm sóc và giáo dục trẻ được hoàn thiện dần qua từng năm học.

 - Nhiều giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo, ham học hỏi, nhiệt tình tâm huyết với nghề.

* Khó khăn:

- Trường còn có giáo viên lớn tuổi tư tưởng bảo thủ, ngại thay đổi, năng lực sư phạm, quản lý chăm sóc trẻ chưa khoa học, tác phong chậm chạp.

- Một số ít giáo viên trẻ còn hạn chế về khả năng chuyên môn và thiếu kinh nghiệm tổ chức các hoạt động.

- 1 số giáo viên, nhân viên hoàn cảnh kinh tế khó khăn: Chồng không có việc làm ổn định, cha mẹ già đau ốm, con bị bệnh…Có giáo viên, nhân viên nhà quá xa trường (Cách trường 20 - 25km).

2. Về tổ chức bộ máy

* Ban giám hiệu: 01 Hiệu trưởng; 02 Phó Hiệu trưởng.

* Các tổ chức đoàn thể khác:

- Công đoàn.

- Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh.

- Thanh Tra nhân dân.

- Tổ chuyên môn: tổ chuyên môn dạy, tổ chuyên môn nuôi.

-  Hội Cha mẹ học sinh.

 

PHẦN II

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẪU GIÁO SỐ 3

GIAI ĐOẠN 2017 – 2020

A. Phân tích môi trường

1. Môi trường bên trong

a. Điểm mạnh:

– Cơ sở vật chất: Trường có tổng diện tích đất là: 802 m2, tổng diện tích sử dụng 2752m2.

  • Nhà trường có khá đầy đủ các phòng chức năng:

+ Tổng số phòng học: 09 phòng.

+ Phòng máy tính: 01 phòng (06 máy tính/phòng).

+ Thư viện: 01 phòng.

+ Khu thể chất: 01.

+ Sân chơi ngoài trời: 01.

+ Phòng đa năng: 01 phòng

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: 37; trong đó: BGH: 3, giáo viên: 22, nhân viên: 12.

- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trên chuẩn 81%.

- Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Nhà trường đã xây dựng được hệ thống chính trị vững mạnh về mọi mặt như chi bộ đảng, công đoàn, đoàn thanh niên.

– Những thành tích đã đạt được:

+  Năm học 2011 – 2012; 2012 – 2013 nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Năm học 2013 – 2014 nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

+ Năm học 2016 – 2017 nhận Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội.

+ Năm học 2017 – 2018 nhận Bằng khen của Bộ GD & ĐT.

+ 8 năm liên tục nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc cấp thành phố”.

b. Điểm hạn chế:

- Trường còn có giáo viên lớn tuổi tư tưởng bảo thủ, ngại thay đổi, năng lực sư phạm, quản lý chăm sóc trẻ chưa khoa học, tác phong chậm chạp.

- Một số ít giáo viên trẻ còn hạn chế về khả năng chuyên môn và thiếu kinh nghiệm tổ chức các hoạt động.

- 1 số giáo viên, nhân viên hoàn cảnh kinh tế khó khăn: Chồng không có việc làm ổn định, cha mẹ già đau ốm, con bị bệnh…Có giáo viên, nhân viên nhà quá xa trường (Cách trường 20 - 25km). Thu nhập cán bộ, giáo viên, nhân viên còn thấp, đồng lương chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện nay, điều đó cũng ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả công việc của đội ngũ.

- Phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập, vui chơi của trẻ.

- Sân trường nhỏ hẹp, hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ.

- Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: Đội ngũ cán bộ quản lý mới còn phải trau dồi về năng lực quản lý, kỹ năng quản lý.

2. Môi trường bên ngoài

  1. Thời cơ:

- Trường Mẫu giáo Số 3 là một trong những trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia của quận Ba Đình.

- Được sự quan tâm, tạo điều kiện rất nhiều của Phòng GD&ĐT, UBND quận Ba Đình.

- Nhà trường đã khẳng định được vị trí top đầu trong khối các trường mầm non của quận, tạo được sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh.

- Là trường làm điểm về chất lượng giáo dục.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đều đạt chuẩn trên chuẩn, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm.

- Là một tập thể đoàn kết và có quyết tâm cao trong xây dựng nhà trường lớn mạnh về mọi mặt.

- Nhu cầu của phụ huynh đối với giáo dục mầm non chất lượng cao và ngày càng tăng.

b. Thách thức:

- Công tác tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn do trường nằm trong địa bàn phường Nguyễn Trung Trực, là một phường nhỏ nhất quận Ba Đình, dân cư ít.

– Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục mầm non của phụ huynh học sinh và xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

– Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

B. Định hướng chiến lược phát triển nhà trường

1. Sứ mệnh:

- Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để mỗi đứa trẻ đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.

- Xây dựng trường học có chất lượng giáo dục cao.

- Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Có môi trường xanh – sạch – đẹp.

2. Tầm nhìn:

- Là một trong những trường top đầu của quận Ba Đình,

- Là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh lựa chọn để gửi gắm con em mình.

3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường:

  • Đoàn kết – Hợp tác.
  • Trung thực – Tự trọng.
  • Nhân ái – Trách nhiệm.

- Sáng tạo – Vươn lên.

C. Mục tiêu, chỉ tiêu và phương hướng hành động

1. Mục tiêu:

- Tiếp tục phấn đấu và giữ vững là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2017 –2020, có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của thành phố Hà Nội.

2. Chỉ tiêu:

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:

– Nhà trường đảm bảo đủ về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo chuẩn quy định. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và 85% trên chuẩn vào năm 2020; 100%  cán bộ quản lý được học tập nghiệp vụ quản lý giáo dục, trong đó 2/3 cán bộ quản lý có trình độ Thạc sỹ quản lý giáo dục.

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

– Cán bộ, giáo viên biết sử dụng máy tính thành thạo phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

2.2. Học sinh

– Qui mô:

+ Lớp học: 9 lớp (trong đó có 3 Mẫu giáo bé, 3 mẫu giáo nhỡ, 3 mẫu giáo lớn)

+ Học sinh: 400 đến 410 học sinh/ năm học.

– Chất lượng giáo dục:

+ 90% trẻ đạt Bé khỏe – Bé Ngoan.

+ 100% trẻ đạt yêu cầu của độ tuổi, được trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản, nhất định để bước vào trường tiểu học.

2.3. Cơ sở vật chất:

- Phấn đấu xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chú trọng xây dựng khu trải nghiệm sáng tạo, không gian sáng tạo cho trẻ được hoạt động.

- Đầu tư, mua sắm các đồ dùng, học liệu để có thể ứng dụng phương pháp Montessori lĩnh vực thực hành cuộc sống một cách bài bản, khoa học có hiệu quả.

– Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”.

- Đầu tư, làm mới toàn bộ hệ thống điện chiếu sáng của các phòng học và các phòng chức năng của nhà trường đảm bảo tiêu chí vừa tiết kiệm điện năng, đủ ánh sáng cho các con học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động.

3. Phương châm hành động:

“Chất lượng giáo dục hàng đầu là uy tín của nhà trường”.

D. Chương trình hành động

  1. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:

- Đổi mới phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo Thông tư 28.

- Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển nhận thức.

- Tiếp cận học qua chơi, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động GD lĩnh vực phát triển ngôn ngữ.

- Ứng dụng phương pháp Montessori lĩnh vực thực hành cuộc sống đi vào chiều sâu và hiệu quả hơn.

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá trẻ phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể,  giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản, tự tin khi tham gia các hoạt động.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa (hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan dã ngoại…) để trẻ được tự thể hiện, tự khẳng định mình đồng thời có sự hợp tác chia sẻ với các bạn trong cùng nhóm, cùng lớp

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản đáp ứng được yêu cầu, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó và có quyết tâm cao trong xây dựng, phát triển nhà trường, có tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

- Đến năm 2020, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và 85% trên chuẩn.

- 100%  cán bộ quản lý được học tập nghiệp vụ quản lý giáo dục, trong đó 2/3 cán bộ quản lý có trình độ Thạc sỹ quản lý giáo dục.

- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên biết sử dụng máy tính phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

 - Nâng cao trách nhiệm, niềm vinh dự, tự hào về truyền thống nhà trường cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, từ đó mọi thành viên trong hội đồng sư phạm có ý thức vươn lên đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới

- Có kế hoạch bồi dưỡng phát triển số lượng Đảng viên:

+ Lựa chọn những quần chúng ưu tú, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có đạo đức trong sáng lối sống giản dị, hòa đồng hợp tác với đồng nghiệp,  được phụ huynh tin tưởng yêu quí tham gia lớp cảm tình Đảng và là nguồn kết nạp Đảng viên.

+ Phấn đấu đến năm 2020 tăng số Đảng viên từ 13 đ/c (năm 2018) lên 18 đ/c đạt 45%.

 - Có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên:

+ Bồi dưỡng tại chỗ: Qua sinh hoạt ở các tổ, khối chuyên môn, dự giờ đồng nghiệp, dự kiến tập tại các trường bạn.

+Bồi dưỡng dài hạn: Đi học cao học, đại học chuyên ngành….
        - Tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non.

- Xây dựng môi trường sư phạm bình đẳng, thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo đa dạng, nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo, các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới.

 - Có chính sách khuyến khích thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng (Nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc, thưởng kịp thời khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất được giao, thưởng thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp trường…).

- Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ: Phân công đúng vị trí việc làm, đúng năng lực của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, nhằm phát huy tối đa khả năng, năng lực cá nhân của từng người.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục:

- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

- Phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng được đầu tư, sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ và làm việc đạt chuẩn.

4. Công tác tuyển sinh:

- Mỗi năm duy trì tuyển sinh 3 lớp mẫu giáo bé, bổ sung thêm một số trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn hàng năm (nếu có).

- Duy trì tổng học sinh của toàn trường đạt khoảng 400 đến 410 học sinh.

5. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:

- Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển, việc sử dụng công nghệ thông tin thành thạo là vô cùng quan trọng.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ.

- Động viên cán bộ, giáo viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng do nhà trường tổ chức để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc.

6. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục:

– Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

– Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc xây dựng phát triển nhà trường.

- Nguồn lực tài chính:

+ Ngân sách Nhà nước.

+ Thu học phí của học sinh.

- Nguồn lực vật chất:

+ Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc và các công trình phụ trợ.

+ Trang thiết bị phục vụ dạy – học.

7. Xây dựng thương hiệu

– Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội, của các bậc phụ huynh học sinh đối với nhà trường.

– Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh.

– Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

PHẦN III

TỔ CHỨC THANH TRA, KIỂM TRA,

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án:

Ban Giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn, Thanh tra nhân dân, Bí thư Đoàn TN, tổ trưởng chuyên môn, Ban đại diện hội cha mẹ học sinh.

2. Phổ biến kế hoạch phát triển nhà trường:

Kế hoạch phát triển nhà trường được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh nhà trường.

3. Tổ chức:

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch phát triển. Điều chỉnh kế hoạch phát triển  sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế phát triển của nhà trường.

4. Đối với Hiệu trưởng:

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học và thực hiện rà soát, điều chỉnh cơ bản vào năm 2017.

5. Đối với Phó Hiệu trưởng:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện và điều chỉnh (nếu có).

6. Đối với tổ trưởng chuyên môn:

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch, kiến nghị, đề xuất điều chỉnh (nếu có).

7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch và nêu những kiến nghị, đề xuất (nếu có).

 

PHẦN IV. KẾT LUẬN

1. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường là văn bản có giá trị định hướng cho việc xây dựng và phát triển chất lượng giáo dục của nhà trường về mọi mặt đúng hướng trong tương lai (giai đoạn 2017 – 2020) giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong từng kế hoạch hàng năm.

2. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể CB-GV-NV và phụ huynh học sinh trong xây dựng một nhà trường phát triển vững mạnh về mọi mặt, xây dựng một thương hiệu, một địa chỉ giáo dục tin cậy của quận Ba Đình, TP Hà Nội.

3. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển mạnh mẽ, có nhiều sự thay đổi về kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung qua từng năm, từng giai đoạn cho phù hợp. Tuy nhiên, bản kế hoạch này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2017 – 2020 và cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.

 

PHẦN V. KIẾN NGHỊ

  1. Đối với UBND Quận Ba Đình:

Quan tâm đầu tư cho nhà trường về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục.

2. Đối với trường:

Toàn thể CB-GV-NV được quán triệt đầy đủ kế hoạch phát triển nhà trường đã xây dựng, cùng nhau đoàn kết, quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch, xây dựng nhà trường xứng đáng với sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề ra.

Trên đây là Kế hoạch phát triển Trường Mẫu giáo Số 3 đến năm 2020, xin trình Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND Quận Ba Đình.

 

Nơi nhận:

  • UBND Quận Ba Đình (để b/c);
  • Phòng GD&ĐT;

Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Đã ký

 

Phạm Thanh Hoa

 

 

PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

 

                                                                           Đã ký

  •  

 

                                                                    Trần Thị Vinh

 


Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ:
TIN KHÁC